Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) là một điểm nóng hàng đầu trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng diễn ra suốt hai thập kỷ qua. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích quy trình ngăn chặn tấn công DDoS. Và giới thiệu 10 yếu tố quan trọng cần phải có ở các giải pháp bảo vệ website hiện nay. Các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đối phó với các cuộc tấn công DDoS phức tạp và quy mô lớn một cách hiệu quả.
Vì sao doanh nghiệp số cần bảo vệ website?
Báo cáo toàn cảnh đe doạ DDoS năm 2021 cho thấy các cuộc tấn công ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, khối lượng, kích thước và tần suất cũng tăng đáng kể. Nhưng có một điểm duy nhất không đổi đó là mục tiêu tấn công của các hacker. Chúng nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của các tổ chức và doanh nghiệp.
Số lượng các cuộc tấn công mỗi tháng đã tăng lên 4 lần. Kể từ năm 2020, số lượng và mức độ tấn công cũng đang tăng lên gấp 2 đến 3 lần.
Nhiều tổ chức đang sử dụng giao thức kiểm soát truyền tải (TCP). Các website không đủ hoặc không được bảo vệ đầy đủ sẽ trở thành “con mồi” của các hacker. Các doanh nghiệp không sử dụng hệ thống phòng thủ sẽ rất dễ bị tấn công mạng. Kẻ tấn công có thể làm sập hệ thống trước khi doanh nghiệp thực hiện kế hoạch ngăn chặn.
4 giai đoạn quan trọng để bảo vệ trang web trước các cuộc tấn công DDoS
Chống DDoS là quá trình bảo vệ mục tiêu khỏi các cuộc tấn công DDoS. Về cơ bản, một quá trình ngăn chặn tấn công DDoS gồm bốn giai đoạn sau đây:
Phát hiện sớm: xác định các điểm bất thường của luồng traffic. Vì đó có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công DDoS. Các tổ chức có thể phát hiện dấu hiệu của các cuộc tấn công nếu có kế hoạch phát hiện sớm. Mục tiêu của giai đoạn này là xác định một cuộc tấn công ngay lập tức.
Chuyển hướng tấn công : khi phát hiện ra một cuộc tấn công, các tổ chức sẽ định tuyến lại traffic thông qua định tuyến DNS (Hệ thống tên miền) hoặc BGP (Border Gateway Protocol). Sau đó mới quyết định lọc traffic hay loại bỏ hoàn toàn. Định tuyến DNS luôn ở trạng thái bật. Vì vậy, nó có thể phản hồi các cuộc tấn công một cách nhanh chóng để bảo vệ website. Ngoài ra, nó còn chống lại các cuộc tấn công lớp ứng dụng và lớp mạng hiệu quả. Định tuyến BGP hoạt động theo cả hai trạng thái là luôn bật hoặc theo yêu cầu.
Lọc traffic DDoS: loại bỏ traffic tấn công DDoS bằng cách xác định các biến thể giữa người dùng hợp pháp (con người, lệnh gọi API và bot công cụ tìm kiếm) và traffic độc hại. Khả năng phản ứng nhanh có thể ngăn chặn tấn công mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Và giải pháp chống DDoS có thể phân biệt rõ mà không ngăn chặn nhầm người dùng hợp pháp.
Phân tích : Nhật ký hệ thống và phân tích giúp các doanh nghiệp thu thập thông tin về cuộc tấn công, xác định kẻ tấn công và đưa ra phương án phục hồi. Nhật ký ghi lại chi tiết tấn công nhưng không theo thời gian thực. Và thường yêu cầu phân tích thủ công các chi tiết. Các kỹ thuật phân tích bảo mật nâng cao được tự động hóa. Nó có thể cung cấp chi tiết về các cuộc tấn công và lưu lượng tấn công.
10 khả năng cần có ở một giải pháp bảo vệ website hàng đầu
Khi lựa chọn nhà cung cấp giải pháp chống DDoS, bạn nên xem xét đến những yếu tố sau đây:
Dung lượng mạng : đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá một giải pháp chống DDoS. Dung lượng mạng là khả năng mở rộng đường truyền khi xuất hiện một cuộc tấn công. Ví dụ: theo lý thuyết, mạng 1 Tbps (terabit mỗi giây) có thể chặn tối đa cùng một lượng lưu lượng tấn công, trừ đi băng thông cần thiết để duy trì hoạt động thường xuyên của nó. Các doanh nghiệp hãy cẩn thận với các thiết bị chống DDoS On-Premise. Vì chúng bị giới hạn theo mặc định. Không chỉ giới hạn theo kích thước đường truyền mạng mà còn theo dung lượng phần cứng nội bộ.
Khả năng xử lý : chức năng này được đo bằng tốc độ truyền gói tin với đơn vị Mpps (hàng triệu gói tin mỗi giây). Theo một tổ chức an ninh mạng, gần đây đã xảy ra cuộc tấn công ở mức 155 Mpps. Bên cạnh đó, cũng đã có một số cuộc tấn công lên đến 300 Mpps. Nếu cuộc tấn công vượt quá khả năng xử lý của nhà cung cấp, nó sẽ phá hủy khả năng phòng thủ của họ. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước về dung lượng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ chống DDoS.
Độ trễ : traffic hợp pháp truy cập vào website hoặc ứng dụng của bạn sẽ đi qua mạng của nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ website. Nếu dịch vụ bảo mật theo yêu cầu, traffic sẽ chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ anti DDoS khi có tấn công. Nếu dịch vụ anti DDoS luôn bật, tất cả traffic sẽ chuyển qua máy chủ của nhà cung cấp. Kết nối giữa Data center và nhà cung cấp dịch vụ anti DDoS của bạn phải hoạt động hiệu quả. Nếu không sẽ gây ra vấn đề độ trễ cao cho người dùng trên Web/App.
Thời gian để ngăn chặn DDoS : hầu hết các cuộc tấn công có thể hạ gục mục tiêu chỉ trong vài phút. Nhưng ngược lại, quá trình khôi phục có thể mất đến hàng giờ. Theo nghiên cứu của một tổ chức an ninh mạng, xu hướng các cuộc tấn công đang ngắn hơn. Tuy nhiên, mức độ của chúng lại nghiêm trọng hơn.
Phát hiện trước các cuộc tấn công bằng các dịch vụ bảo vệ website theo thời gian thực là một lợi thế lớn. Ngăn chặn DDoS tức thì sẽ bảo vệ các tổ chức khỏi các vụ tấn công. Các doanh nghiệp nên tìm một giải pháp có thể phản hồi tấn công DDoS chỉ trong vài giây. Tất nhiên, bạn hãy kiểm tra điều này trong thời gian dùng thử dịch vụ.
Ngăn chặn tấn công DDoS ở lớp mạng: các cuộc tấn công DDoS ở lớp mạng rất lớn, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp. Các nhà cung cấp giải pháp anti DDoS phải tách traffic hợp pháp ra khỏi traffic độc hại. Sau đó, loại bỏ các gói tin độc hại và truyền các gói tin hợp pháp đến đích của chúng.
Ngăn chặn tấn công DDoS ở lớp ứng dụng: trong mô hình OSI gồm có 7 lớp. Trong đó, lớp ứng dụng là lớp 7. Các cuộc tấn công DDoS ở lớp 7 thường khó phát hiện hơn so với ở lớp mạng. Những kẻ tấn công thường giả mạo traffic hợp pháp để tránh các biện pháp bảo mật. Vì vậy, giải pháp bảo vệ website của bạn phải phân biệt lưu lượng HTTP/S đến, bot DDoS và người dùng hợp pháp.
Bảo vệ tài sản thứ cấp : trong tấn công DDoS, cơ sở hạ tầng mạng như máy chủ web, máy chủ DNS, máy chủ email, máy chủ FTP và nền tảng CRM hoặc ERP văn phòng có thể là mục tiêu tấn công.Các doanh nghiệp cần phải đánh giá rủi ro toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng. Ưu tiên những thành phần nào cần được bảo vệ trước.Dịch vụ DNS là một trong những mục tiêu bị tấn công phổ biến nhất. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng giải pháp bảo vệ website của bạn có thể bảo vệ DNS an toàn.
Bảo vệ các IP riêng lẻ: các dịch vụ chống DDoS dựa trên đám mây chỉ có thể bảo vệ toàn bộ dải IP chứ không phải các địa chỉ IP riêng lẻ. Nhưng hiện nay, các dịch vụ bảo vệ website nâng cao đã có thể bảo vệ các IP riêng lẻ. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn đăng ký IP hoặc tên miền công khai. Doanh nghiệp chỉ cần thêm dịch vụ anti DDoS vào cấu hình DNS là có thể bảo vệ các IP cụ thể ngay lập tức.
Hỗ trợ: ngay cả khi dịch vụ anti DDoS của bạn có khả năng tự động phản ứng nhanh với một cuộc tấn công mạng, nhưng hãy chắc chắn rằng các nhà cung cấp giải pháp bảo vệ trang web sẽ hỗ trợ bạn một cách kịp thời khi xảy ra sự cố.
Khi xảy ra tấn công, bạn sẽ phải liên hệ với nhà cung cấp để nắm rõ tình hình. Và xem cách giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến traffic hợp pháp của bạn. Đảm bảo dịch vụ chống DDoS của bạn được theo dõi ở Trung tâm Điều hành Bảo mật (SOC). Và có các chuyên gia bảo mật luôn sẵn sàng hỗ trợ khẩn cấp 24/7 mọi lúc, mọi nơi.
VNETWORK cung cấp dịch vụ bảo vệ website được doanh nghiệp tin dùng
Nếu hoạt động kinh doanh của bạn phụ thuộc vào các ứng dụng trực tuyến, hãy lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ Anti DDoS chuyên nghiệp để bảo vệ website an toàn trước các cuộc tấn công an ninh mạng hiện nay.
VNIS (VNETWORK Internet Security) là giải pháp bảo vệ website toàn diện cho doanh nghiệp, kiểm soát và ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật, các trình thu thập dữ liệu độc hại. VNIS có hạ tầng CDN toàn cầu, với băng thông CDN global lên đến 2.600 Tbps. Ngoài ra, với hạ tầng 2.300 PoPs CDN tăng cường khả năng chống DDoS layer 3/4/7 một cách hiệu quả.
VNIS còn tích hợp các nhà cung cấp CDN hàng đầu thế giới vào hệ thống quản lý Multi CDN. Như vậy vừa giúp tối ưu hiệu suất truyền tải của hệ thống website, vừa giúp chống các cuộc tấn công DDoS với traffic lớn nhất.
Đăng ký trial dịch bảo vệ website của VNIS ngay hôm nay, hoặc bạn cần hỗ trợ vui lòng gọi về hotline: (028) 7306 8789.