5 Rủi ro an ninh mạng khi chuyển đổi số doanh nghiệp cần tránh
Rủi ro tư duy quản lý dữ liệu
Việc nhiều tổ chức vẫn lưu giữ tư duy bảo mật truyền thống với các thiết bị tường lửa vật lý đã tồn tại từ rất nhiều năm. Các thiết bị này cũng được đánh giá chất lượng bởi các đơn vị bảo mật hàng đầu thế giới với khả năng chặn lọc chính xác các truy cập xấu.
Tuy nhiên, trong hoạt động bảo vệ hệ thống và nguồn dữ liệu quan trọng của công ty, thì tường lửa bảo mật ứng dụng Web/App dựa trên thiết bị phần cứng bị hạn chế, do ngày càng có nhiều các cuộc tấn công mạng lớn và tinh vi hơn.
Do đó, các tổ chức cần nhìn nhận để bổ sung thêm các giải pháp có khả năng xử lý linh hoạt và không hạn chế về sức chịu tải.
Rủi ro do kỳ vọng quá lớn vào chuyển đổi số
Khi các tổ chức ngày càng số hóa các hoạt động của mình, họ cần phải thật thận trọng để không gặp phải những rủi ro do đặt kỳ vọng quá lớn vào những lợi ích từ số hóa mang lại. Một số rủi ro về bảo mật do quá kỳ vọng vào số hóa bao gồm khả năng bị tấn công mạng, vi phạm dữ liệu. Do đó, tổ chức không nên chỉ nhìn thấy những mặt lợi của số hóa, mà cần nhìn nhận những rủi ro về bảo mật có thể xảy đến.
Rủi ro thiếu chuyên gia bảo mật
Bất kỳ sáng kiến chuyển đổi số nào cũng mang theo một lượng rủi ro an ninh mạng nhất định. Một trong những rủi ro lớn nhất đó là tổ chức thiếu đội ngũ chuyên gia hỗ trợ bảo mật, để khi đưa sản phẩm công nghệ ra thị trường phải đảm bảo đủ các yếu tố về tính toàn vẹn, tính bảo mật và tính sẵn sàng cao cho người dùng. Nếu không làm tốt những điều này, tổ chức sẽ rất khó để cạnh tranh trên thị trường với sản phẩm công nghệ số của mình.
Rủi ro vì đóng cửa quá chặt
Khi chuyển đổi số, nhiều tổ chức muốn mọi thứ diễn ra trong nội bộ và không muốn có sự can thiệp từ một bên thứ ba. Đây thực sự là một rủi ro lớn, vì tổ chức không thể một mình chống cả thế giới, mà cần có sự liên minh. Nếu không có sự giúp đỡ của một đối tác am hiểu về bối cảnh bảo mật kỹ thuật số, thì tổ chức có nguy cơ phạm phải những sai lầm gây tốn kém và có thể cản trở quá trình chuyển đổi số thành công.
Ví dụ: tổ chức có thể chọn sai nền tảng công nghệ bảo mật hoặc đầu tư vào các chiến lược bảo mật nội dung kỹ thuật số không hiệu quả. Tệ hơn nữa, họ có thể không tận dụng được lợi thế của các công nghệ bảo mật mới, tiên tiến trên thế giới, giúp họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Các tổ chức cần làm việc với một hoặc nhiều đơn vị bảo mật trên thị trường ở cả trong và ngoài nước để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công.
Rủi ro an ninh mạng vì đóng cửa quá chặt
Rủi ro vì không có đủ sự hướng dẫn về bảo mật
Một trong những rủi ro lớn nhất của chuyển đổi số ở doanh nghiệp là không có đủ hướng dẫn về bảo mật trên môi trường Internet. Nhiều tổ chức bắt tay vào chuyển đổi số mà không có đầy đủ những hướng dẫn chuyên sâu về bảo mật an ninh mạng. Cuối cùng, họ lãng phí thời gian và nguồn lực mà không đạt được thành công như mong đợi với những nỗ lực của tổ chức.
Các nhóm nội bộ có thể có chuyên môn sâu về lĩnh vực mà họ đang làm, nhưng lại thiếu tính khách quan về bảo mật trên thị trường, nên có thể không tìm ra giải pháp bảo mật tốt nhất. Đặc biệt, họ không có kinh nghiệm để giải quyết những khó khăn về bảo mật trong giai đoạn chuyển đổi số.
Nếu không có hướng dẫn bảo mật đầy đủ, các sản phẩm số của tổ chức có khả năng sẽ thất bại khi gặp phải các tấn công mạng nhắm mục tiêu, gây tốn kém cả thời gian và tiền bạc.
Giải pháp hóa giải rủi ro bảo mật trong chuyển đổi số
Quản lý rủi ro an ninh mạng để tăng khả năng thành công khi chuyển đổi số
Sau đây là những cách giúp giảm thiểu rủi ro về bảo mật khi chuyển đổi số:
Thay đổi tư duy trong bảo mật
Đầu tư vào sự thay đổi tư duy là điều rất quan trọng để giúp các tổ chức giải quyết những rủi ro về bảo mật trong quá trình chuyển đổi số. Nguyên nhân là do khi các tổ chức trải qua quá trình chuyển đổi số, những rủi ro mà họ gặp phải cũng sẽ khác so với thời điểm trước khi thực hiện chuyển đổi số.
Thay vì đóng chặt cửa, chỉ tin tưởng vào giải pháp riêng trong nội bộ thì hãy thay đổi tư duy khác đi. Bởi điều này sẽ giúp các tổ chức có sự chuẩn bị tốt cho những rủi ro về an ninh mạng mà họ gặp phải và cũng tránh bị lạc hậu khi tham gia chuyển đổi số.
Tăng cường bảo mật nhiều lớp
Việc bảo mật bằng các thiết bị phần cứng là cần thiết với các tổ chức lớn. Bởi các thiết bị này như một lớp giáp trong cùng để bảo vệ cơ sở dữ liệu và những thành phần quan trọng của tổ chức. Tuy nhiên lớp bảo mật này không có khả năng ứng phó tốt với các tấn công lưu lượng quá lớn, khiến khả năng xử lý của các thiết bị phần cứng bị hạn chế.
Vì thế, để tăng khả năng bảo mật toàn diện trên môi trường mạng, các tổ chức cần sử dụng kết hợp hệ thống tường lửa trên nền tảng Cloud với các thiết bị tường lửa phần cứng đang dùng. Việc này giúp đảm bảo khả năng lọc linh hoạt và không bị hạn chế về năng lực chịu tải. Đây cũng được xem là giải pháp bảo mật nhiều lớp cần thiết cho tổ chức trong giai đoạn chuyển đổi số.
Xác định và kiểm soát rủi ro bảo mật
Các biện pháp quản lý rủi ro truyền thống không còn đủ để giải quyết các thách thức đặc thù do chuyển đổi số đặt ra. Để giải quyết rủi ro bảo mật trong chuyển đổi số, tổ chức phải xác định và quản lý rủi ro một cách linh hoạt hơn. Tổ chức cần chủ động xác định các rủi ro bảo mật tiềm ẩn để nhanh chóng ứng phó khi chúng thực sự xảy ra.
Hiện đại hóa nhận diện rủi ro an ninh mạng
Trước đây, các rủi ro bảo mật được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau, như phỏng vấn, tập trung nhóm và khảo sát. Tuy nhiên, những phương pháp này không còn hiệu quả trong thời hiện đại.
Với sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số, rủi ro bảo mật giờ đây có thể được xác định bằng cách sử dụng những giải pháp bảo mật, bao gồm chức năng giúp phân tích dữ liệu như SOC, RUM (Real User Monitoring)… Bằng cách này, các tổ chức có thể nhanh chóng xác định rủi ro và thực hiện các bước để ngăn chặn chúng.
Điều khiển tự động ứng phó với tấn công mạng
Khi chuyển đổi số trở nên phổ biến hơn, thì nhu cầu kiểm soát tự động các rủi ro bảo mật cũng tăng lên. Khả năng kiểm soát tự động của các hệ thống bảo mật như Cloud WAF, Multi CDN, AI Load Balancing… có thể giúp tổ chức giải quyết những rủi ro bằng cách giám sát và kiểm tra các yêu cầu truy cập hợp lệ vào hệ thống Web/App của tổ chức và ngăn chặn những luồng truy cập xấu, không hợp lệ.
Ngoài ra, một số hệ thống bảo mật thông minh cũng hiển thị các rủi ro tấn công mạng có thể xảy đến với tổ chức, giúp họ chủ động trong phòng thủ và bảo mật.
Gia tăng quyền sở hữu rủi ro bảo mật ở tuyến đầu phòng thủ
Trong nhiều tổ chức, trách nhiệm quản lý rủi ro an ninh mạng đổ dồn lên vai các nhà điều hành cấp cao. Tuy nhiên, trong thời đại chuyển đổi số, cách làm này không còn hiệu quả. Tốc độ và sự phức tạp của thay đổi kỹ thuật số khiến các nhà lãnh đạo cấp cao không thể lường trước được mọi rủi ro an ninh mạng tiềm ẩn. Thay vào đó, các nhóm CNTT làm việc ở tuyến đầu phòng thủ cần chịu trách nhiệm.
Điều quan trọng là các đội CNTT ở tuyến đầu phải có quyền quyết định cụ thể và tập trung vào rủi ro bảo mật ngay từ đầu. Bằng cách này, các tổ chức có thể giải quyết rủi ro an ninh mạng một cách nhanh chóng và hiệu quả trước khi các tấn công mạng xảy ra và gây thiệt hại.
Quản lý tốt nguồn lực an ninh mạng
Các tổ chức cần đảm bảo rằng nhân viên có các kỹ năng và kiến thức bảo mật cần thiết để thực hiện chuyển đổi số thành công và giảm thiểu khả năng mắc phải những sai lầm gây tốn kém. Ngoài ra, các tổ chức cần đảm bảo rằng các nhân viên chủ chốt không bị quá tải công việc hoặc rút khỏi các dự án quan trọng.
Bên cạnh việc giữ vững nguồn lực bên trong, các tổ chức cũng cần có sự liên minh phối hợp với các đơn vị bảo mật từ bên thứ ba. Việc này giúp tổ chức nhanh chóng cập nhật được những công nghệ bảo mật mới nhất, đồng thời có thêm nguồn lực hỗ trợ tốt từ nhiều bên.
Lợi ích của WAF và CDN trong bảo mật
Như đã trình bày ở trên, hệ thống gồm WAF (hay Cloud WAF) và CDN giúp đảm bảo các yêu cầu truy cập vào hệ thống Web/App của tổ chức là những yêu cầu từ người dùng thực. Cụ thể, tường lửa ứng dụng web kết hợp với Mạng phân phối nội dung sẽ bảo vệ website và ứng dụng của tổ chức trước các tấn công khai thác lỗ hổng và tấn công làm tắc nghẽn dịch vụ.
Đặc biệt, hệ thống gồm nhiều cụm Cloud WAF (Multi WAF) ở nhiều nơi trên thế giới có khả năng cô lập các nguồn tấn công nguy hiểm một cách nhanh chóng, trước khi chúng tiếp cận Web Server của tổ chức. WAF và CDN giúp Website và ứng dụng được bảo vệ toàn diện trên quy mô lớn mà vẫn đảm bảo hiệu suất cao.
Mô hình phối hợp của Cloud WAF và CDN trong giải pháp bảo mật
Tính năng của Cloud WAF
Chặn Bot - Những lưu lượng truy cập tự động, không phải con người sẽ bị chặn bằng công nghệ phát hiện tiên tiến (ví dụ: vẽ theo nét vẽ khớp chính xác).
Chống tấn công Cross-site Scripting- chống hacker chèn các tập lệnh độc hại vào Web/App để giành quyền truy cập của người dùng hợp lệ.
Chống tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)- tất cả lưu lượng truy cập đến đều được WAF kiểm soát và đảm bảo quyền truy cập hợp pháp của những người dùng thực.
Ngăn chặn 10 mối đe dọa hàng đầu của OWASP - chống lại 10 mối đe dọa bảo mật hàng đầu của OWASP.
Chống SQL Injection- ngăn chặn hacker thêm mã vào biểu mẫu và các trường nhập liệu… để cướp quyền truy cập vào ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu của trang web tổ chức.
Lợi ích của Cloud WAF
-
Bảo vệ hệ thống Web Server khỏi các xâm nhập bất hợp pháp.
-
Tối ưu chi phí đầu tư sử dụng phần cứng chuyên dụng và nguồn lực vận hành hệ thống với nền tảng bảo mật trên Cloud.
-
Lọc và giám sát lưu lượng trên tầng ứng dụng (Layer 7), điều mà các loại tường lửa khác chưa làm được.
-
Chống đánh cắp, hoặc di chuyển dữ liệu ra khỏi các ứng dụng.
-
Chống sập web và đảm bảo Web Server hoạt động ổn định cả khi đang bị tấn công.
-
Khả năng mở rộng WAF linh hoạt, giúp chống lại các tấn công DDoS lớn trên Layer 7.
Tính năng & Lợi ích của CDN
Ngay cả khi không có WAF, CDN cũng giúp bảo vệ trang web của tổ chức nhờ khả năng làm loãng các cuộc tấn công DDoS. CDN giúp bảo vệ máy chủ gốc, chống quá tải bởi các lưu lượng truy cập giả cực lớn có khả năng gây chậm hoặc thậm chí sập Web Server.
CDN làm được điều đó là nhờ khả năng nhân rộng nội dung website hoặc ứng dụng trên toàn cầu. Nghĩa là, nội dung đó không chỉ được lưu trữ ở một máy chủ duy nhất, mà có ở nhiều nơi.
Tuy nhiên, khả năng nhân rộng nội dung còn tùy thuộc vào độ lớn của mạng lưới CDN mà tổ chức sử dụng. Nếu khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu ở thị trường Việt Nam, thì VNCDN là một trong những nhà cung cấp CDN lớn nhất Việt Nam có khả năng phục vụ tốt.
Lời kết
Mặc dù những lợi ích to lớn của việc chuyển đổi số đã được chứng minh, nhưng cũng có những rủi ro mà các tổ chức phải xem xét và quản lý cẩn thận. Khi đã hiểu rõ những rủi ro trong quá trình chuyển đổi số và thực hiện các giải pháp để giảm thiểu rủi ro, tổ chức sẽ có những bước tiến vượt bậc.
Để tìm hiểu thêm về những giải pháp bảo mật toàn diện cho Web/App trong hành trình chuyển đổi số, doanh nghiệp hãy để lại lời nhắn tại form liên hệ bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ.