Quay lại

Định nghĩa SQL injection và cách phòng chống tấn công SQL injection

Cập Nhật Lần Cuối: 17/09/2024

Định nghĩa SQL injection và cách phòng chống tấn công SQL injection

Top 10 OWASP là một danh sách tiêu chuẩn quốc tế về những lỗ hổng nguy hiểm nhất đang đe dọa ứng dụng web, được cộng đồng bảo mật công nhận rộng rãi. Trong suốt gần 2 thập kỷ qua, lỗ hổng SQL injection luôn thuộc top đầu bảng xếp hạng, chứng tỏ mức độ nguy hiểm và sự tinh vi không ngừng tăng lên của loại tấn công này. Hậu quả của khai thác lỗ hổng SQL injection rất nghiêm trọng, từ rò rỉ dữ liệu nhạy cảm đến mất quyền kiểm soát hệ thống, gây thiệt hại lớn về tài chính và danh tiếng cho doanh nghiệp. Cùng VNETWORK tìm hiểu sâu hơn về mối đe dọa này và cách thức phòng chống hiệu quả trong bài viết sau đây.

SQL injection là gì?

Tấn công SQL injection (SQLi) là một kỹ thuật tấn công mạng nguy hiểm, chèn code nhằm khai thác lỗ hổng bảo mật trong các ứng dụng web. Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công gắn mã độc hại (thường là các câu lệnh SQL) làm sai lệnh đi câu truy vấn ban đầu, từ đó có thể khai thác dữ liệu từ database (cơ sở dữ liệu). Khi ứng dụng web xử lý lưu lượng truy cập này mà thiếu các biện pháp kiểm tra và lọc dữ liệu đầu vào thích hợp, mã độc hại sẽ được thực thi trực tiếp trên hệ thống cơ sở dữ liệu dẫn đến các cuộc tấn công SQL injection.

Tại sao tấn công SQL injection lại nguy hiểm?

SQL Injection là một mối đe dọa đối với các ứng dụng web, có khả năng gây ra các hậu quả như:

  • Đánh cắp dữ liệu: Kẻ tấn công có thể trích xuất thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu, số thẻ tín dụng và thông tin cá nhân từ cơ sở dữ liệu.
  • Sửa đổi hoặc xóa dữ liệu: Sửa hoặc xóa dữ liệu trái phép có thể dẫn đến hư hỏng hoặc mất dữ liệu, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và độ tin cậy của thông tin.
  • Chiếm quyền hệ thống: Bằng cách chiếm quyền quản trị, kẻ tấn công có thể kiểm soát hệ thống, dẫn đến các hoạt động độc hại hơn như gia tăng tấn công, cài đặt phần mềm độc hại, thay đổi cấu trúc hệ thống.
  • Mất mát tài chính: Chi phí xử lý của các cuộc tấn công SQL injection có thể rất lớn, bao gồm chi phí trực tiếp cho khôi phục hệ thống và phục hồi dữ liệu, cũng như tổn thất gián tiếp do hoạt động kinh doanh bị gián đoạn và mất doanh thu.
  • Hậu quả về quy định và pháp lý: Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các hình phạt tài chính hoặc kiện tụng do vi phạm dữ liệu, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp xử lý thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như các tổ chức tài chính hoặc chăm sóc sức khỏe.
  • Thiệt hại về danh tiếng: Một cuộc tấn công thành công có thể làm tác động tiêu cực đến danh tiếng của công ty, dẫn đến tác hại lâu dài đối với tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai.
  • Gián đoạn hoạt động: Thời gian ngừng hoạt động do các cuộc tấn công có thể dẫn đến mất doanh thu và sự thất vọng của khách hàng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp.

Ngoài ra, kẻ tấn công thường kết hợp SQL injection với các chiến thuật khác như về xác thực, tấn công DNS, XSS và tấn công DDoS, có thể làm trầm trọng thêm thiệt hại tài chính và dẫn đến hệ thống bị xâm nhập nghiêm trọng hơn.

Các dạng tấn công SQL injection phổ biến

Các cuộc tấn công tiêm nhiễm SQL có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm riêng. Dưới đây là 3 kiểu tấn công SQLi phổ biến nhất.

cac-loai-sql-injection-pho-bien.png Các loại SQL injection phổ biến

1. Tấn công Error-Based SQLi

Liên quan đến việc gửi các truy vấn SQL độc hại nhằm kích hoạt lỗi hoặc xác nhận lỗ hổng trong ứng dụng. Kẻ tấn công sử dụng những lỗi này để thu thập thông tin về cấu trúc cơ sở dữ liệu hoặc các chi tiết nhạy cảm khác.

Ví dụ tấn công Error-Based SQLi

Kẻ tấn công có thể sử dụng các lệnh SQL như dấu nháy đơn, dấu nháy kép hoặc các toán tử như AND, OR và NOT để khai thác lỗi.

Khi nhập http://example.vnetwork.vn/index.php?title=1' có thể tạo ra một thông báo lỗi như:

“You have an error in your SQL syntax; check the manual corresponding to your MySQL server version for the right syntax to use near ‘‘VALUE’’.

Thông báo lỗi cung cấp cho kẻ tấn công các thông tin quan trọng như:

  • Cơ sở dữ liệu sử dụng là MySQL.
  • Lỗi trong cú pháp là dấu nháy kép.
  • Vị trí xảy ra lỗi nằm ở cuối tham số.

2. Tấn công Union-Based SQLi

Trong loại tấn công tiêm SQL này, kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng bằng cách sử dụng toán tử "UNION". Toán tử UNION được dùng để kết hợp hai bảng hoặc thực hiện đồng thời hai truy vấn chọn lọc. Trong toán tử UNION, các hàng hoặc cột trùng lặp được loại bỏ, đây là điều mà kẻ tấn công cố gắng tận dụng.

Ví dụ tấn công Union-Based SQLi

Giả sử một ứng dụng web xây dựng một truy vấn SQL như sau:

SELECT name, email, phone FROM users WHERE name = '[user_input]'

Dữ liệu đầu vào của người dùng không được lọc đúng cách, vì vậy kẻ tấn công có thể chèn thêm mã SQL độc hại. Ví dụ, chúng có thể nhập giá trị sau làm tên:

' UNION SELECT password, NULL, NULL FROM users --

Điều này sẽ dẫn đến việc thực thi truy vấn SQL sau:

SELECT name, email, phone FROM users WHERE name = '' UNION SELECT password, NULL, NULL FROM users --'

Ký tự '--' ở cuối chuỗi được chèn là một ký tự comment (bình luận), nó comment phần còn lại của truy vấn gốc. Vì vậy, truy vấn kết quả tương đương với:

SELECT name, email, phone FROM users WHERE name = '' 

UNION SELECT password, NULL, NULL FROM users

Truy vấn này sẽ trả về một bảng chứa tên, email và số điện thoại của người dùng và một bảng với tất cả mật khẩu trong bảng người dùng. Kẻ tấn công sau đó có thể sử dụng thông tin này để tiếp tục xâm nhập vào hệ thống.

3. Tấn công Blind SQLi

Tấn công xảy ra khi kẻ tấn công không thể trực tiếp xem nội dung cơ sở dữ liệu nhưng có thể suy đoán thông tin dựa trên phản hồi của ứng dụng. Hai loại chính của tấn công Blind SQLi như sau:

3.1. Boolean-Based SQLi

Trong kiểu khai thác lỗ hổng SQL injection này, kẻ tấn công gửi một loạt các truy vấn SQL đánh giá kết quả đúng hoặc sai, tùy thuộc vào việc mã được chèn có được thực thi thành công hay không. Sau đó, kẻ tấn công có thể sử dụng phản hồi của ứng dụng để suy đoán thông tin về cơ sở dữ liệu bằng cách xây dựng các truy vấn phức tạp nhằm thăm dò thông tin cụ thể.

Ví dụ tấn công Boolean-Based SQLi

Một truy vấn cơ sở dữ liệu SQL phổ biến của một cửa hàng trực tuyến có thể như thế này:

SELECT ItemName, ItemDescription FROM Item WHERE ItemNumber = ItemNumber

Vì vậy, URL sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến có thể là: http://www.example.vnetwork.vn/items/items.asp?itemid=999 or 1=1.

Truy vấn SQL có thể là:

SELECT ItemName, ItemDescription FROM Items WHERE ItemNumber = 999 OR 1=1

Do truy vấn với điều kiện "1=1" luôn đúng, các truy vấn SQL sẽ trả về tất cả tên và mô tả sản phẩm trong cơ sở dữ liệu, ngay cả những sản phẩm mà kẻ tấn công không có quyền truy cập.

3.2. Tấn công Time-Based SQLi

Kỹ thuật tấn công SQL injection này liên quan đến việc chèn một truy vấn để gây ra việc ứng dụng phản hồi chậm trễ. Bằng cách đo thời gian phản hồi của hệ thống, kẻ tấn công có thể suy ra được dữ liệu có tồn tại không và cấu trúc cơ sở dữ liệu.

Ví dụ tấn công Time-Based SQLi

Giả sử có một biểu mẫu đăng nhập trên ứng dụng web sử dụng truy vấn SQL để kiểm tra xem thông tin đăng nhập của người dùng có hợp lệ hay không. Truy vấn có thể trông giống như thế này:

SELECT * FROM users WHERE username = 'admin' AND password = 'password123'

Để thực hiện tấn công Time-based SQLi, kẻ tấn công có thể chèn một truy vấn như thế này:

SELECT CASE WHEN (1=1) THEN pg_sleep(10) ELSE pg_sleep(0) END;

Truy vấn này sẽ khiến ứng dụng ngủ trong 10 giây nếu điều kiện (1=1) là đúng. Kẻ tấn công có thể xác định điều kiện là đúng hay sai bằng cách đo thời gian ứng dụng phản hồi cho truy vấn này.

Nếu phản hồi mất 10 giây, kẻ tấn công biết điều kiện là đúng và ứng dụng dễ bị tấn công Time-based SQLi. Ngược lại, nếu phản hồi ngay lập tức, kẻ tấn công biết điều kiện là sai.

Một khi kẻ tấn công xác nhận được khả năng tấn công Time-based SQLi, chúng có thể bắt đầu chèn các truy vấn phức tạp hơn để trích xuất thông tin nhạy cảm từ cơ sở dữ liệu.

Tấn công SQL injection được điều khiển bằng bot như thế nào?

Tấn công SQL injection có thể được tự động hóa bằng bot, điều này có thể mở rộng quy mô các cuộc tấn công và khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn. Dưới đây là cách bot có thể điều khiển các cuộc tấn công SQL injection:

  • Thực thi tấn công tự động: Bot có thể được lập trình để tự động gửi các payload SQL injection đến các ứng dụng web. Chúng có thể kiểm tra các trường đầu vào khác nhau và thử các loại tiêm khác nhau ở tốc độ cao, điều mà con người khó có thể thực hiện thủ công.
  • Khả năng mở rộng: Bot có thể thực hiện hàng nghìn lần thử nghiệm SQL injection đồng thời trên nhiều trang web hoặc ứng dụng. Khả năng mở rộng này tăng khả năng tìm thấy lỗ hổng và khiến các tổ chức khó phòng thủ hơn trước các cuộc tấn công như vậy.
  • Kỹ thuật nâng cao: Bot có thể sử dụng các kỹ thuật nâng cao để tránh bị phát hiện, chẳng hạn như xoay địa chỉ IP, sử dụng proxy và sử dụng mã hóa. Chúng cũng có thể sử dụng các payload SQL phức tạp để vượt qua các biện pháp bảo mật thông thường.
  • Thu thập dữ liệu: Một khi bot thành công trong việc tiêm mã SQL độc hại, nó có thể tự động hóa quá trình trích xuất dữ liệu nhạy cảm từ cơ sở dữ liệu.
  • Khai thác liên tục: Bot có thể liên tục thăm dò các lỗ hổng và khai thác chúng liên tục theo thời gian. Chúng cũng có thể thích nghi với những thay đổi trong cấu trúc hoặc biện pháp bảo mật của ứng dụng, khiến tấn công này trở thành mối đe dọa dai dẳng.

Để chống lại các cuộc tấn công SQL injection do bot điều khiển, hãy áp dụng giới hạn khối lượng (rate limit) yêu cầu (request) từ các IP đơn lẻ và chặn các IP độc hại. Ngoài ra, sử dụng các công cụ phát hiện bot như CAPTCHA và phân tích hành vi để xác định và giảm thiểu lưu lượng bot.

Top 4 cách phòng chống tấn công SQL injection

Cách dễ nhất để bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công SQL injection là cập nhật tất cả phần mềm và thành phần của bên thứ ba (third party). Tuy nhiên, có một số kỹ thuật mà doanh nghiệp có thể sử dụng để giúp ngăn chặn lỗ hổng SQL injection như sau.

cach-phong-chong-tan-cong-tiem-ma-sql.png Các cách phòng chống tấn công tiêm mã SQL

1. Lọc dữ liệu đầu vào

Mặc dù việc lọc đầu vào ((input) không thể triệt tiêu hoàn toàn các cuộc tấn công SQL injection, nó vẫn là biện pháp bảo mật cơ bản để giảm thiểu nguy cơ khai thác lỗ hổng SQL injection. Kẻ tấn công thường khai thác các lỗ hổng xử lý ký tự đặc biệt để thực hiện các cuộc tấn công thụ động, thu thập thông tin về cấu trúc cơ sở dữ liệu và thậm chí thực thi các lệnh độc hại để truy cập trái phép hoặc thao túng dữ liệu.

Làm sạch dữ liệu và giới hạn ký tự đặc biệt

Kẻ tấn công lợi dụng các ký tự đặc biệt để đưa mã SQL vào cơ sở dữ liệu, do đó dữ liệu cần được làm sạch để ngăn chặn việc nối chuỗi hoặc nhận diện input của người dùng là các lệnh.

Ví dụ một tấn công theo hướng đăng nhập trong đó kẻ tấn công cố gắng đăng nhập bằng mật khẩu: password’ or 1=1

Khi một cơ sở dữ liệu SQL chưa được bảo mật đầy đủ, các lệnh kiểm tra mật khẩu sẽ trở nên dễ bị khai thác. Kẻ tấn công có thể thay đổi nội dung của các lệnh này để truy cập trái phép vào hệ thống.

password = ‘<insert user input here>’

Khi cơ sở dữ liệu xử lý chuỗi của kẻ tấn công, nó sẽ thấy lệnh:

password = ‘password’ or 1=1’

Hành động này đã tiêm một câu lệnh logic luôn đúng (1=1) vào truy vấn, khiến cơ sở dữ liệu hiểu rằng bất kỳ mật khẩu nào cũng thỏa mãn điều kiện, do đó cho phép kẻ tấn công truy cập trái phép.

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường cung cấp các hàm và phương thức khác nhau để xử lý và làm sạch dữ liệu đầu vào. Do đó, lập trình viên cần tìm hiểu kỹ các hàm thích hợp cho ngôn ngữ mà mình đang sử dụng, nên tận dụng các thư viện làm sạch SQL chuyên dụng.

2. Hạn chế code truy xuất đến database

Bên cạnh việc lọc input, có thể hạn chế code truy xuất đến cơ sở dữ liệu để tăng cường kiểm soát và hạn chế khả năng kẻ tấn công khai thác lỗ hổng SQL injection.

2.1. Giảm thiểu chức năng có sẵn

Bề mặt tấn công trong an ninh mạng chính là tập hợp các điểm yếu tiềm ẩn mà kẻ tấn công có thể lợi dụng để xâm nhập hệ thống. Trong ngữ cảnh các cuộc tấn công SQL injection, việc giảm thiểu bề mặt tấn công đòi hỏi phải vô hiệu hóa các chức năng không cần thiết của cơ sở dữ liệu. Điển hình như thủ tục (procedure) xp_cmdshell trong Microsoft SQL Server, vì nó cho phép thực thi các lệnh hệ điều hành từ bên trong cơ sở dữ liệu, tạo ra một lỗ hổng nghiêm trọng nếu không được quản lý chặt chẽ.

2.2. Sử dụng thủ tục được lưu trữ

Việc sử dụng thủ tục được lưu trữ (stored procedures) có thể cách ly cơ sở dữ liệu khỏi các tương tác trực tiếp từ người dùng, từ đó giảm thiểu đáng kể các rủi ro khai thác. Thay vì cho phép người dùng trực tiếp thực thi các câu lệnh SQL trên cơ sở dữ liệu, ứng dụng sẽ gọi đến các thủ tục này và chỉ nhận lại các kết quả đã được xử lý.

Phương pháp này thường đi kèm với việc ràng buộc tham số, một kỹ thuật bảo mật giúp ngăn chặn các cuộc tấn công tiêm mã SQL. Các procedure được lưu trữ thường chứa trong chính cơ sở dữ liệu và được gọi từ ứng dụng web. Tuy nhiên, nếu vẫn sử dụng cách thức tạo câu lệnh SQL động bên trong procedure, chúng vẫn có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công tiêm mã SQL.

2.3. Sử dụng whitelist

Cụ thể, nhà phát triển sẽ lập danh sách tất cả các câu lệnh SQL được phép sử dụng. Khi người dùng nhập dữ liệu, hệ thống sẽ so sánh dữ liệu đó với danh sách trắng này. Chỉ những dữ liệu trùng khớp mới được xử lý, còn lại sẽ bị từ chối. Việc sử dụng danh sách trắng giúp hạn chế đáng kể khả năng kẻ tấn công lợi dụng các lỗ hổng để tiêm mã độc vào cơ sở dữ liệu.

2.4. Tập trung vào câu lệnh mẫu & tham số hóa

Để ngăn chặn các cuộc tấn công tiêm mã SQL, một trong những kỹ thuật bảo mật cơ bản là sử dụng câu lệnh mẫu (prepared statement) kết hợp với tham số hóa (parameterization). Thay vì cho phép người dùng nhập trực tiếp các câu lệnh SQL vào hệ thống, chúng ta sẽ xây dựng sẵn một cấu trúc câu lệnh và chỉ thay đổi phần giá trị dữ liệu.

Cụ thể, nhà phát triển sẽ tạo ra một câu lệnh SQL mẫu, trong đó các giá trị cần thay đổi được đánh dấu bằng các dấu hỏi chấm (?). Sau đó, khi người dùng nhập dữ liệu, các giá trị này sẽ được điền vào đúng vị trí của dấu hỏi chấm. Cơ sở dữ liệu sẽ xử lý dữ liệu như một giá trị đơn thuần chứ không phải là một phần của câu lệnh. Điều này giúp ngăn chặn kẻ tấn công lợi dụng các lỗ hổng để chèn mã độc vào câu lệnh SQL.

Ví dụ thay vì viết câu lệnh:

“SELECT * FROM users WHERE username=” + “'” + username + “'”

Chúng ta nên viết:

“SELECT * FROM users WHERE username = ?”

và truyền giá trị username vào dấu hỏi.

3. Hạn chế truy cập vào database

Để ngăn chặn thiệt hại khi xảy ra các cuộc tấn công tiêm mã SQL, chúng ta cần hạn chế tối đa quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu.

3.1. Sử dụng tường lửa (firewall)

Tường lửa ứng dụng web (WAF) là một giải pháp bảo mật không thể thiếu cho mọi ứng dụng web. WAF hoạt động bằng cách kiểm tra và lọc tất cả các yêu cầu gửi đến ứng dụng, ngăn chặn các cuộc tấn công như tiêm mã SQL, chống XSS, và các loại tấn công khác. Bên cạnh đó, giải pháp WAF như một lá chắn giúp che chắn các lỗ hổng của ứng dụng web giúp hạn chế việc khai thác lỗ hổng và tiêm mã SQL.

Tường lửa phần cứng là một giải pháp bảo mật mạng phổ biến được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước tình hình tấn công mạng ngày càng phức tạp, thiết bị phần cứng không thể đáp ứng năng lực phòng chống bởi các hạn chế về lưu lượng chịu tải và khả năng mở rộng thiếu linh hoạt. Do đó, để nâng cao tính bảo mật của hệ thống, nhiều doanh nghiệp đã triển khai thêm các lớp Cloud WAF được tích hợp với hạ tầng CDN nhằm tối ưu chi phí và tăng cường hiệu quả chặn lọc. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi hoàn toàn lên Cloud WAF để tối ưu chi phí đầu tư và vận hành.

Đặc biệt, Cloud-WAF mang đến nhiều ưu thế nổi bật như khả năng tích hợp dễ dàng và triển khai nhanh chóng, giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn dịch vụ, đảm bảo hoạt động liên tục cho doanh nghiệp.

3.2. Không tiết lộ nhiều thông tin trong thông báo lỗi

Các thông báo lỗi chi tiết có thể tiết lộ quá nhiều thông tin quan trọng về cấu trúc và hoạt động của cơ sở dữ liệu, tạo điều kiện cho các cuộc tấn công tiêm mã SQL. Để hạn chế rò rỉ thông tin nhạy cảm, doanh nghiệp nên:

  • Tối giản thông báo lỗi: Chỉ hiển thị những thông tin cần thiết nhất cho người dùng, tránh tiết lộ chi tiết về cơ sở dữ liệu.
  • Sử dụng chế độ customErrors: Cấu hình chế độ customErrors là "RemoteOnly" (hoặc tương đương) để hiển thị các thông báo lỗi chung cho người dùng bên ngoài, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết hơn cho quản trị viên để dễ dàng khắc phục sự cố.

3.3. Thiết lập quyền hạn tối thiểu

Để bảo vệ dữ liệu cơ sở dữ liệu SQL, việc áp dụng nguyên tắc tối thiểu là vô cùng quan trọng. Điều này có nghĩa là chỉ cấp cho người dùng hoặc ứng dụng những quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc của họ.

Ví dụ, nếu một ứng dụng web chỉ cần đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, thì nó chỉ nên được cấp quyền SELECT, và không có lý do gì để nó nên có quyền INSERT, UPDATE hoặc DELETE bổ sung.

3.4. Mã hóa: Bảo vệ thông tin bí mật

Để bảo vệ thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng hay thông tin cá nhân, mã hóa là một giải pháp không thể thiếu. Bằng cách chuyển đổi dữ liệu thành một dạng mã hóa, chúng ta có thể đảm bảo rằng ngay cả khi cơ sở dữ liệu bị xâm nhập, dữ liệu vẫn được bảo mật.

3.5. Hạn chế dùng chung database & tài khoản

Việc chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa nhiều trang web hoặc ứng dụng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Điều tương tự cũng đúng với các tài khoản người dùng có quyền truy cập vào nhiều ứng dụng web. Quyền truy cập chia sẻ này có thể mang lại sự linh hoạt cho tổ chức hoặc quản trị viên, nhưng đồng thời cũng vô tình tạo ra rủi ro bảo mật lớn hơn trong trường hợp ứng dụng hoặc thông tin đăng nhập người dùng bị xâm phạm.

Tốt nhất, bất kỳ máy chủ liên kết, mạng lưu trữ dữ liệu (SAN) hoặc khoang lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud data buckets) nào cũng nên có quyền truy cập tối thiểu vào máy chủ đích và quyền truy cập được giới hạn nghiêm ngặt đối với dữ liệu quan trọng. Tất cả tài sản liên kết nên có phần đăng nhập riêng biệt tránh tình trạng chia sẻ chung với các quy trình khác trên máy chủ.

4. Ưu tiên phát hiện & xử lý lỗ hổng

Việc phát hiện và xử lý kịp thời các lỗ hổng bảo mật là yếu tố quan trọng để bảo vệ ứng dụng web và cơ sở dữ liệu. Bằng cách giám sát liên tục các hoạt động của cơ sở dữ liệu và sử dụng các công cụ phân tích hành vi, chúng ta có thể phát hiện các hoạt động bất thường và ngăn chặn các cuộc tấn công tiêm mã SQL trước khi chúng gây ra thiệt hại.

Tất cả các thành phần của một ứng dụng web phải được giám sát và cập nhật, bao gồm database server software, framework, library, plug-in, API và web server software… Đối với các tổ chức gặp khó khăn trong việc vá và cập nhật chương trình liên tục, giải pháp WAF đáng để đầu tư để giảm bớt gánh nặng cho các nhóm phát triển ứng dụng và công nghệ thông tin trong thời gian xử lý các lỗ hỏng.

VNIS - Giải pháp hiệu quả giúp phòng chống tấn công SQL injection

vnis-giai-phap-bao-mat-toan-dien.png VNIS - Giải pháp bảo mật toàn diện

VNIS - Giải pháp bảo mật toàn diện cho Web/App/API trước các cuộc tấn công DDoS layer 3, 4, 7, với tính sẵn sàng của hạ tầng lên đến 2,600 Tbps kết hợp với hệ thống Multi-CDN đảm bảo tính ổn định của ứng dụng web khi có lượng traffic tăng cao hoặc các cuộc tấn công. Ngoài ra, trong phạm vi bài viết này đặc biệt kể đến khả năng phát hiện và tự động ngăn chặn tất cả lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng được liệt kê bởi OWASP (Top 10 OWASP) như SQL injection, XSS injection, Broken access control, Cryptographic failures… giúp cho website doanh nghiệp luôn được bảo vệ. Sở hữu hơn 2000 quy tắc bảo mật được cập nhật liên tục, VNIS không chỉ phát hiện mà còn đóng vai trò là một lá chắn thép giúp ngăn chặn mọi nỗ lực khai thác lỗ hổng, giúp doanh nghiệp luôn an tâm về sự bảo mật của website.

Đối với phòng chống SQL injection - một trong những loại hình tấn công với hình thức tinh vi và quy mô ngày càng lớn do ứng dụng bot. VNIS với tính năng rate limit có thể giới hạn số lượng yêu cầu, phát hiện và chặn lọc các truy vấn SQL độc hại, đồng thời sử dụng CAPTCHA để hạn chế truy cập từ các bot. VNIS được xây dựng trên nền tảng Cloud có thể đảm bảo chịu tải cực lớn và khả năng mở rộng linh hoạt để duy trì hoạt động ổn định của doanh nghiệp. Thêm vào đó, VNIS ứng dụng công nghệ Cloud giúp tối ưu chi phí và dễ dàng triển khai, giúp doanh nghiệp tích hợp vào hệ thống hiện có một cách nhanh chóng mà không gây gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Giao diện quản lý trực quan của VNIS cho phép doanh nghiệp linh hoạt cấu hình quy tắc bảo mật, theo dõi hoạt động tấn công trong thời gian thực, xác định chính xác các địa chỉ IP nào đang khai thác lỗ hỏng, hoặc các URL nào đang bị tấn công/chiếm quyền từ đây có biện pháp vá các lỗ hổng kịp thời.

Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia SOC của VNETWORK luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7, giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các cuộc tấn công bất ngờ. Nhờ đó, VNIS có thể bảo vệ toàn diện cho Web/App/API giúp doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Đừng để doanh nghiệp của bạn trở thành nạn nhân tiếp theo của các cuộc tấn công SQL injection. Hãy liên hệ ngay với VNETWORK để được tư vấn miễn phí về giải pháp VNIS và bảo vệ hệ thống của doanh nghiệp trước mọi cuộc tấn công, thông qua hotline: +84 (028) 7306 8789 hoặc email: contact@vnetwork.vn.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sitemap HTML