DDoS Server là gì?
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS – Distributed Denial Of Service) là kiểu tấn công làm cho hệ thống server (máy chủ) bị quá tải, không thể cung cấp dịch vụ hoặc phải ngừng hoạt động.
Một WebServer chỉ có thể xử lý một số yêu cầu tại 1 thời điểm, nếu như một kẻ tấn công gởi quá nhiều các yêu cầu cùng lúc sẽ làm cho máy chủ bị quá tải và nó sẽ không thể xử lý các yêu cầu khác. Đây chính là một cuộc tấn công “từ chối dịch vụ” vì bạn không thể truy cập vào trang web hay dịch vụ đó nữa.
Tấn công DDoS làm cho máy chủ bị quá tải và không còn khả năng xử lý các yêu cầu. Hậu quả là người dùng không thể truy cập các trang web khi hệ thống Server đang bị tấn công.
Các phương thức tấn công DDoS
- SYN Flood
- UDP Flood
- HTTP Flood
- Ping of Death
- Smurf Attack
- Fraggle Attack
- Slowloris
- Application Level Attacks
- NTP Amplification
- Advanced Persistent DoS (APDoS)
- Zero-day DDoS Attacks
- HTTP GET
Những cách chống DDoS cơ bản
Các ISP thường hỗ trợ chống DDoS ở Layer 3 và Layer 4 (lưu lượng mạng), nhưng lại bỏ qua Layer 7, nơi bị nhắm làm mục tiêu nhiều hơn, và nhìn chung thì sự đồng đều ở các lớp bảo vệ cũng không được đảm bảo.
Các công ty cung cấp dịch vụ chống DDoS thường sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có của mình để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đến với họ. Thông thường, điều này được thực hiện thông qua cân bằng tải (load balancer), mạng phân phối nội dung (CDN) hoặc kết hợp cả hai.
Quét mạng thường xuyên và theo dõi lưu lượng với các cảnh báo cũng có thể giúp bạn nắm bắt được những nguy cơ của một cuộc tấn công DDoS sớm, cũng như đưa ra những hành động để giảm thiểu thiệt hại.
Tìm hiểu Firewall chống DDoS
Firewall cứng:
Các doanh nghiệp thường có tường lửa phần cứng chuyên dụng có nhiều công cụ khác nhau để giúp chặn các mối đe dọa ở ngoại vi của mạng. Bằng cách này, họ có thể lọc email và lưu lượng truy cập web (trong số những thứ khác) cho tất cả mọi người mà không cần phải bog xuống máy của bất kỳ ai quá nhiều.
Firewall mềm:
Tường lửa Firewall mềm được cài đặt trên các máy chủ riêng lẻ. Họ chặn mỗi yêu cầu kết nối và sau đó xác định xem yêu cầu có hợp lệ hay không. Phần mềm tường lửa xử lý tất cả các yêu cầu bằng cách sử dụng tài nguyên máy chủ.
Cách chống DDoS cho Server Game/ Server Windows
- Đầu tư vào router, cable kết nối hệ thống, switch mạng và card mạng
Nếu bạn đầu tư vào các thiết bị tốt, bạn có thể cấu hình phần cứng mạng để ngăn chặn tấn công DDoS. Cài đặt tường lửa mạng để các chặn các truy cập không hợp lệ từ bên ngoài. Cách giảm thiểu DDoS này rất phù hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ.
- Mua thêm băng thông và tăng dung lượng cho Server Game
Lý do chính khiến website bị crash hay sập là vì không thể xử lý các lưu lượng truy cập bởi cuộc tấn công DDoS. Do đó, mua thêm băng thông và tăng dung lượng server là cách làm hiệu quả để giảm thiểu tấn công DDoS.
- Server nên được phân bổ ở nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau
Phân tán các server về mặt địa lý thì sẽ phần nào giúp cho các server không bị ảnh hưởng cùng 1 lúc bởi tấn công DDoS. Tất nhiên các trung tâm này phải có hệ thống load balancing tốt nhằm phân tán được các lưu lượng giữa chúng. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu các trung tâm này nằm ở nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau.
- Sử dụng tường lửa Cloud WAF và công nghệ CDN để chống DDoS cho Server
Sử dụng WAF (tường lửa ứng dụng web) là một cách chống DDoS cho WebServer tốt nhất hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. Cloud WAF có thể phát hiện và ngăn chặn tấn công DDoS bằng cách theo dõi các lưu lượng bất thường và chặn chúng truy cập.
Ngoài ra, CDN (mạng phân phối nội dung), có thể cân bằng lưu lượng trên website, bằng cách phân bố chúng trên các máy chủ khác nhau trên toàn cầu. Khi đó các hacker sẽ khó để bắt đầu các cuộc tấn công DDoS nhắm vào bạn.
Để đăng ký trải nghiệm thử dịch vụ chống DDoS Server toàn diện với hệ thống Cloud WAF ở 8 quốc gia và công nghệ CDN hàng đầu Châu Á, vui lòng liên hệ ngay với VNETWORK tại hotline: (028) 7306 8789 hoặc contact@vnetwork.vn hoặc email về sales@vnetwork.vn.