Quay lại

Cách chống DDoS Website, VPS, server hiệu quả

Cập Nhật Lần Cuối: 12/10/2023

Cách chống DDoS Website, VPS, server hiệu quả

Tấn công DDoS đang trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với các website trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cũng như gây ra tổn thất cho các doanh nghiệp. Các cuộc tấn công DDoS có thể khiến trải nghiệm truy cập vào web của người dùng bị chậm hoặc không thể truy cập dẫn đến giảm uy tín của doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để tìm được cách chống DDoS website cho doanh nghiệp? Hãy cùng VNETWORK tìm hiểu trong bài viết này.

Tấn công DDoS là gì?

Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service hay tấn công từ chối dịch vụ) l à một loại hình thức làm quá tải hệ thống mạng hoặc tài nguyên của một trang web hoặc ứng dụng bằng cách gửi đồng loạt nhiều yêu cầu từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là một trong những cuộc tấn công mạng gây ra nhiều thiệt hại cho chủ sở hữu website suốt nhiều thập kỷ qua.

Các loại hình tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)

Hiện nay có rất nhiều loại hình tấn công DDoS, phổ biến có thể kể đến là:

  • Tấn công UDP flood.

  • Tấn công SYN flood.

  • Tấn công HTTP flood.

  • Tấn công amplification.

Mỗi loại hình tấn công này sẽ có cách thức hoạt động và mục tiêu khác nhau, nhưng mục đích chung của các cuộc tấn công DDoS là làm quá tải hệ thống và gây ra sự cố hoặc ngừng hoạt động.

Các cách chống DDoS website, VPS và server hiệu quả hiện nay

1. Đầu tư cơ sở hạ tầng

Cần có hạ tầng tốt, đủ mạnh mẽ đểchống lại các cuộc tấn công DDoStrực tiếp vào Server. Việc xây dựng kiến trúc mạng mạnh mẽ với nhiều máy chủ ở các vị trí địa lý khác nhau, sẽ giúp xử lý luồng lưu lượng mạng lớn thông qua máy chủ phụ, một khi máy chủ chính bị tấn công. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc phân tán server là sử dụng load balancer. Công nghệ này giúp phân phối công việc và lưu lượng truy cập đều đặn giữa các server, từ đó giảm thiểu tác động của cuộc tấn công lên một server duy nhất. Ngoài ra, phân tán địa lý là một cách khác để đối phó với tấn công DDoS. Bằng cách đặt server ở nhiều địa điểm khác nhau, người dùng có thể phân tán lưu lượng truy cập và giảm thiểu tác động của cuộc tấn công lên toàn bộ hệ thống.

Các trung tâm dữ liệu (Data Center) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tán server. Việc đặt các server ở các trung tâm dữ liệu khác nhau giúp đảm bảo tính sẵn sàng và dự phòng cho hệ thống. Nếu một khu vực bị tấn công, các server ở các khu vực khác vẫn có thể tiếp tục hoạt động, đảm bảo sự ổn định và truy cập liên tục cho người dùng.

Tìm hiểu thêm thông tin về Data Center tại đây.

Đầu tư vào hạ tầng vật lý cũng cực kỳ quan trọng. Việc đầu tư router mạnh mẽ đóng vai trò đặc biệt trong việc kết nối và điều hướng dữ liệu giữa các mạng con trong hệ thống. Bằng cách sử dụng router có khả năng xử lý cao, khả năng truyền dẫn dữ liệu qua mạng sẽ được tối ưu hóa và tình trạng tắc nghẽn hệ thống sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, router cần hỗ trợ các tính năng bảo mật như tường lửa và ảo hóa mạng, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.

Tiếp đến, việc chọn lựa cable và kết nối mạng chất lượng cao là không thể bỏ qua. Sử dụng cáp quang hoặc cáp Cat6/Cat7 sẽ giúp đảm bảo tốc độ truyền dẫn dữ liệu nhanh chóng và ổn định. Đồng thời, việc quản lý và bảo dưỡng kết nối mạng một cách cẩn thận cũng rất quan trọng để tránh sự cố kết nối và tắc nghẽn không đáng có.

Cuối cùng, việc đầu tư vào phần cứng mạng là yếu tố quyết định. Bộ chuyển mạch (switch) có khả năng xử lý cao giúp chia sẻ dữ liệu và kết nối giữa các thiết bị trong mạng một cách hiệu quả. Sự lựa chọn các thiết bị chuyển mạch Layer 3 hỗ trợ tính năng định tuyến và bảo mật nâng cao. Ngoài ra, việc cân nhắc đến các bộ điều khiển mạng và card mạng có hiệu suất tốt cũng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tương thích và khả năng hoạt động ổn định của hệ thống.

2. Hạn chế luồng truy cập website

Chặn luồng truy cập từ một số quốc gia, giúp giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS. Mặc dù đây không phải là một giải pháp hiệu quả, nhưng nó tăng cường các biện pháp bảo mật hiện tại của doanh nghiệp để giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS. Ví dụ, Botnetđược tạo ra bằng cách sử dụng hàng nghìn trang web bị tấn công, máy tính bị nhiễm virus, camera quan sát bị xâm phạm và các thiết bị khác. Các Botnet này tham gia vào các cuộc tấn công DDoS lớn với nguồn tài nguyên được lấy từ nhiều nơi trên toàn cầu. Vì vậy, việc chặn IP theo quốc gia để chống botnet có thể là một giải pháp hiệu quả giúp giảm tải các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn.

Ngoài ra, còn có thể thực hiện các phương pháp bảo mật cơ bản như sử dụng mật khẩu khó đoán, xây dựng tường lửa bảo mật website an toàn. Mặc dù cách chống DDoS website thông qua hạn chế luồng truy cập không đủ để ngăn chặn cuộc tấn công tinh vi, nhưng nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo mật website.

Tìm hiểu thêm thông tin về Bảo mật website tại đây .

3. Sử dụng CDN (Content Delivery Network) chống DDoS thông qua khả năng phân tán

CDN là viết tắt của Content Delivery Network, đây là một hệ thống phân phối nội dung trên Internet, được thiết kế để cung cấp nội dung web cho người dùng cuối một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi một người dùng yêu cầu truy cập vào một trang web, yêu cầu đó được định tuyến đến máy chủ gần nhất của CDN, nơi đã lưu trữ bản sao của nội dung. Nhờ đó, nội dung có thể được truy cập nhanh chóng từ máy chủ gần người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng trên trang web lâu hơn.

CDN cũng giúp giảm tải cho máy chủ gốc bằng cách phục vụ nội dung từ các máy chủ phân tán trong hệ thống. Điều này giảm áp lực lên máy chủ gốc và tăng khả năng chịu đựng của hệ thống. Bằng cách phân phối tải trọng trên các máy chủ, CDN giúp tránh tình trạng quá tải và đảm bảo sự ổn định của trang web.

Hơn nữa, CDN còn cung cấp tính sẵn sàng cao hơn cho nội dung. Với mạng lưới máy chủ phân tán, nếu một máy chủ gặp sự cố, các máy chủ khác trong CDN vẫn có thể phục vụ nội dung, giảm thiểu thiệt hại từ DDoS Layer 3, Layer 4. CDN còn giúp cân bằng lưu lượng truy cập vào Website, đồng thời phân bổ chúng đến nhiều máy chủ khác nhau trên toàn cầu. Qua đó việc những kẻ tấn công nhắm vào Website sẽ khó thực hiện được mục đích hơn. Điều này đảm bảo sự liên tục và ổn định của trang web, giúp tránh sự gián đoạn không mong muốn.

Tìm hiểu thêm thông tin về CDN tại đây.

4. Sử dụng Cloud WAF (Web Application Firewall) cho website

Hệ thống Cloud WAF (Web Application Firewall) là một dịch vụ bảo mật mạng được triển khai trên đám mây (cloud) nhằm bảo vệ ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật. Hệ thống hoạt động như một tường lửa ứng dụng web, giám sát và kiểm soát luồng dữ liệu vào và ra của ứng dụng web.

Cloud WAF sử dụng các quy tắc và cơ chế phân tích để xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công như SQL injection, cross-site scripting (XSS), cross-site request forgery (CSRF) và các hình thức tấn công khác. Nó cũng có khả năng bảo vệ dữ liệu và thông tin quan trọng, ngăn chặn việc rò rỉ thông tin nhạy cảm và tấn công mạng.

Hệ thống hoạt động trên một mạng lưới máy chủ phân tán, cho phép phân tán tải và tăng khả năng chịu đựng. Nó có thể được tích hợp với các dịch vụ đám mây khác như CDN (Content Delivery Network) để tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy của ứng dụng web.

Việc triển khai hệ thống Cloud WAF giúp tăng cường bảo mật cho ứng dụng web, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công và đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của hệ thống. Nó cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho ứng dụng web, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và bảo vệ dữ liệu quan trọng trên mạng. Đây cũng là một trong những cách chống DDoS Website được đánh giá cao hiện nay.

Tìm hiểu thêm về hệ thống Cloud WAF tại đây.

5. Sử dụng hệ thống Load Balancing, hỗ trợ giảm tải truy cập website

Sử dụng load balancing (cân bằng tải) là một phương pháp quan trọng để tối ưu hiệu suất và khả năng chịu đựng của hệ thống mạng. Nó giúp phân phối công việc và tải trọng đều đặn giữa các máy chủ hoặc thành phần trong hệ thống, tránh tình trạng quá tải và đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách hiệu quả.

Các phương pháp cân bằng tải như Round Robin, Least Connections, IP Hash, Layer 4 Load Balancing và Layer 7 Load Balancing được sử dụng để phân phối yêu cầu truy cập một cách công bằng và thông minh. Với load balancing, các yêu cầu từ người dùng được chia đều và đi đến các máy chủ khác nhau, giúp tránh tình trạng máy chủ bị quá tải và đảm bảo hiệu suất cao.

Tận dụng load balancing giúp tăng cường khả năng chịu đựng và sẵn sàng của hệ thống. Bằng cách phân phối tải trọng trên nhiều máy chủ, load balancing đảm bảo rằng mỗi máy chủ hoạt động trong phạm vi chịu tải hợp lý, tránh sự gián đoạn và đảm bảo tính ổn định của hệ thống.

Ngoài ra, load balancing còn giúp tăng cường hiệu suất truyền dẫn dữ liệu và giảm thời gian phản hồi. Với việc phân phối yêu cầu truy cập, người dùng nhận được phản hồi nhanh chóng từ các máy chủ phân tán, cải thiện trải nghiệm của họ và giữ chân khách hàng trên trang web.

6. Dịch vụ chống DDoS Website

Ngày nay, phần lớn nhà cung cấp dịch vụ bảo mật đáp ứng nhu cầu chống DDoS website bằng cách cung cấp các giải pháp như dịch vụ Anti-DDoS. Những dịch vụ này đã sử dụng các thuật toán và công nghệ phân tích tiên tiến để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.

Dịch vụ Anti DDoS hoạt động bằng cách theo dõi lưu lượng mạng và phân tích các mẫu hoạt động để xác định những dấu hiệu của các cuộc tấn công DDoS. Khi phát hiện một cuộc tấn công, dịch vụ sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ để chặn và lọc lưu lượng truy cập bất thường, giữ cho hệ thống hoạt động bình thường.

VNETWORK cung cấp cách chống DDoS Website hiệu quả với giải pháp bảo mật VNIS vừa an toàn lại tối ưu cho các doanh nghiệp.

Hạ tầng multi CDN của VNETWORK chống DDoS website

Hạ tầng multi CDN của VNETWORK

a. Bảo vệ website với giải pháp VNIS của VNETWORK

VNIS có hạ tầng Cloud WAF (Multi WAF) trên toàn cầu được liên minh chặt chẽ, giúp tăng cường khả năng bảo mật tối đa trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, hệ thống còn có Scrubbing Center global giúp điều phối hiệu suất làm việc của các WAF hiệu quả, đảm bảo hệ thống luôn vận hành an toàn trước mọi tấn công DDoS tiêm nhiễm mã độc vào website.

VNIS vận hành dựa trên mạng lưới multi CDN ở 32 quốc gia, liên minh sức mạnh từ tất cả các CDN hàng đầu thế giới và cả dịch vụ CDN hàng đầu Châu Á như VNCDN. Hệ thống có khả năng cung cấp sức mạnh chống DDoS (DDoS Layer 3/4) đến 2,600Tbps.

VNIS còn tích hợp các công nghệ thông minh với AI (Artificial intelligence), Load Balancing và RUM (Real User Monitoring) đảm bảo hiệu suất website ổn định và tốc độ truyền tải nội dung đến user nhanh nhất. VNIS cũng hỗ trợ chức năng ẩn IP tự động, đây được xem là một điểm cộng của hệ thống. Một khi hệ thống bảo mật của VNIS được kích hoạt trên website của doanh nghiệp chỉ với vài cú click chuột, thì IP server đã tự động được ẩn.

Hệ thống SOC ở 4 quốc gia, tăng cường khả năng phối hợp bảo mật đồng nhất giữa con người và hệ thống. Để đối phó với các hacker cần có sự linh động và nhạy bén của con người để tăng khả năng phán đoán, cũng như kết hợp với các công nghệ tối ưu để ứng phó nhanh chóng trước các tấn công mạng tinh vi. Điều này là cần thiết, vì việc tạm dừng hệ thống của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh cũng như giảm độ uy tín trong mắt khách hàng.

Tìm hiểu thêm về giải pháp VNIS tại đây

b. Tối ưu ngân sách với giải pháp VNIS của VNETWORK

Khi sử dụng VNIS, doanh nghiệp chỉ cần làm việc trên 1 portal duy nhất. Mọi hoạt động như quản trị, theo dõi, giám sát, và phân tích các hoạt động bảo mật, cũng như hiệu suất của các CDN global đều không tốn quá nhiều thời gian, công sức, hay đội ngũ quản trị chuyên sâu. Tất cả những điều này đã mang lại những lợi ích rất lớn về tài chính cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp sử dụng nhiều CDN cùng lúc (multi-CDN), doanh nghiệp thậm chí không cần phải tiến hành các thủ tục như liên hệ, deal giá, cam kết chất lượng dịch vụ, hoặc liên hệ hỗ trợ từ mỗi CDN provider. Đặc biệt, khi user ở các quốc gia gần Trung Quốc hoặc trong Trung Quốc, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận thị trường này mà không cần phải thực hiện các thủ tục giấy tờ về ICP License.

Nếu quý anh/chị muốn trải nghiệm giải pháp bảo mật website của VNIS, liên hệ ngay với VNETWORK để được tư vấn hỗ trợ tại Hotline: (028) 7306 8789 hoặc email về contact@vnetwork.vn hoặc sales@vnetwork.vn

Sitemap HTML